✅5 bộ phận dễ bị hư hỏng nhất trên xe ô tô ngày nay

5 bộ phận dễ hư hỏng nhất trên xe ô tô ngày nay

Những bộ phận dễ hư hỏng trên ô tô

1. Mâm và lốp xe

Những tình huống bất cẩn của tài xế như: lao nhanh qua các ô gà với vận tốc cao, leo chéo lên vỉa hè cẩu thả,... đều có thể gây ra các vết rách hoặc nổ lốp do chịu áp lực lớn. Thậm chí những tình huống va chạm mạnh với bánh xe sẽ có thể làm méo mâm xe ở một mức độ nào đó mà mắt thường khó nhận ra, gây nên hiện tượng rung xe ở một dải tốc độ nhất định.

- Lời khuyên:

Thông thường, sau khoảng 10.000 Km sử dụng, lốp xe nên được đảo lại một lần, đồng thời phải kiểm tra và cân bằng động. Tùy vào từng điều kiện sử dụng mà lốp xe sẽ bị mòn trước hoặc sau khi chất cao su bị thoái hóa.

Trung bình nếu sau khoảng 20.000 - 25.000 Km sử dụng thì hoa lốp sẽ bị mòn trước khi chất cao su bị thoái hóa và ngược lại, xe sử dụng ít thì hoa lốp có thể vẫn còn cao nhưng chất cao su thì đã thoái hóa. Trường hợp hoa lốp vẫn còn tốt nhưng nếu thời gian sử dụng đã quá 6 năm thì vẫn cần phải thay lốp mới. Bởi khi lớp cao su đã lão hóa có thể làm tăng nguy cơ nổ lốp khi đi ở tốc độ cao hoặc khi phanh gấp.

mòn lốp xe gây nguy hiểm khi lái xe ở tốc độ cao

Hạn chế băng qua ô gà và các gờ giảm tốc với tốc độ cao.

2. Đèn chiếu sáng

Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các loại đèn chiếu sáng được trang bị trên các mẫu xe cũng rất đa dạng từ thấp cấp đến cao cấp như: đèn Halogen, đèn Xenon, đèn hiệu năng cao HID hay đèn LED (đi-ốt phát sáng). Mỗi loại bóng đèn đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, tuổi thọ cũng khác nhau.

Với bóng đèn Halogen tuổi thọ chiếu sáng trung bình là khoảng 450 - 1.000 giờ. Nếu mỗi ngày bạn di chuyển về nhà khoảng 30 phút buổi tối sau giờ làm việc, thì bóng đèn có thể trụ được khoảng 5 năm. Các loại đèn khác có thể có tuổi thọ cao gấp đôi so với đèn Halogen và đèn LED thì cón có tuổi thọ cao hơn nữa.

Tuy nhiên, nếu xảy ra các trường hợp xóc mạnh hay có va chạm ở phần cụm đèn chiếu sáng có thể làm hỏng hoặc ảnh hưởng tới tuổi thọ của bóng đèn. Các nguyên nhân khác có thể khiến tuổi thọ của đèn chiếu sáng trên ô tô bị giảm, là do nguồn điện không ổn định, có thể là do hiệu điện thế của ắc quy thường xuyên vượt quá giới hạn hiệu điện thế của bóng đèn.

- Lời khuyên:

Cháy bóng đèn bên lái sẽ nguy hiểm hơn bên phụ do xe đối diện khó căn được xe bạn khi đi ngược chiều. Nên nếu có hỏng đèn bên lái cần phải thay thế ngay.

Hãy cẩn thân khi di chuyển trong trời tối, ngay cả khi xe bạn có hệ thống đèn chiếu sáng rất tốt, đặc biệt là những nơi khuất tầm nhìn. Hãy cảnh giác các đốm đén trên đường phía trước, bởi đó có thể là các ổ gà, ổ voi mà từ xa đèn không thể quét được.

Đèn chiếu sáng hoạt động tốt giúp bạn quan sát trong trời tối

Đèn chiếu sáng là một bộ phận dễ hỏng khi xảy ra va chạm hoặc xốc mạnh.

3. Viền cao su kính cửa, kính lái

Nếu trong các điều kiện thuận lợi như thời tiết mát mẻ, hoặc thường để xe dưới những nơi mát mẻ có mái che, thì các viền quanh kính lái, kính cửa sổ có thể rất bền, thậm chí sau 7 - 10 năm sử dụng vẫn còn rất tốt. Nhưng không phải lúc nào điều kiện sử dụng hay bảo quản xe cũng lý tưởng theo ý muốn.

Khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam là kẻ thù số một khiến các gioăng cao su bị thoái hóa rất nhanh, gây hiện tượng chai cứng. Khi viền cao su bị hỏng sẽ làm giảm đi khả năng chống ồn của xe ô tô.

- Lời khuyên:

Khi kính cửa sổ bị bụi bẩn bám nhiều cần hết sức hạn chế lên xuống kính. Ngay cả khi viền của sổ còn mới, bụi bẩn bám nhiều sẽ không thể gạt hết có thể chui vào bên trong làm cho kính cửa sổ bị trầy xước, kẹt, hoặc các chất bẩn bám lâu sẽ làm thoái hóa các viền cao su.

Gioăng cao su cửa kính cũng dễ bị cứng sau nhiều năm sử dụng xe

Gioăng cao su ở các viền kính dễ bị chai cứng khi xe để dưới nắng lâu ngày.

4. Cần gạt mưa

Nếu xe thường xuyên đỗ dưới trời nắng, nhiệt độ cao sẽ khiến lưỡi gạt bị hỏng hoặc suy giảm chức năng chỉ sau 2 năm sử dụng. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi cần gạt hỏng là nước không được gạt sạch, gạt bị vấp và phát tiếng kêu "kít kít" trong lúc gạt.

- Lời khuyên:

Không nên cố bật cần gạt mưa khi kính lái bị khô. Trong điều kiện đó, giữa lưỡi gạt và kính lái sẽ có ma sát rất lớn, không chỉ làm cho mô-tơ hoạt động vượt quá cống suất mà còn có thể gây nguy cơ xước kính lái.

Cần gạt mưa với lớp cao su dê bị lão hóa khi để ngoài trời nắng

Gạt mưa khô có thể gây ra xước kính lái.

5. Bề mặt sơn

Khi mới mua xe chiếc xe của bạn sẽ trông thật bóng bẩy, ngay cả khi chỉ mới dùng khăn ẩm và dung dịch lau kính để vệ sinh, đó là do những chiếc xe mới xuất sưởng thường được sơn một lớp sơn bóng. Nhưng sau thời gian sử dụng khoảng 1 năm thì lớp sơn này có thể sẽ bị hàng triệu vết xước li ti làm hỏng. Nguyên nhân là đến từ việc rửa xe không đúng cách hoặc dùng khăn lau xe có bám nhiều bụi bẩn. Khi đó cát bẩn sẽ bám vào khăn và chà sát vào lớp sơn bóng, gây xước sơn.

- Lời khuyên:

Không nên dùng khăn lau xe có bám nhiều bụi bẩn, nên chuẩn bị riêng khăn lau xe cho phần ngoại thất. Khi rửa xe, cần rửa kỹ các vết bẩn bám trên vỏ xe, trước khi rửa lại bằng hóa chất chuyên dụng. Các khu vực vỏ xe bẩn hơn như nẹp hông, chắn bùn trước sau,...nên được rửa riêng.

Rửa xe không đúng cách gây xước vất mất đi độ bóng của sơn

Xe mất đi độ bóng sau một thời gian sử dụng là hậu quả của việc rửa xe không đúng cách.

Nguồn: Xe.baogiaothong

Bình chọn tin tức

Bình chọn tin tức: (4.5 / 1 đánh giá)

Bình luận

Tin tức khác

Top

   (0)